
Các loại phí vay thế chấp ngân hàng mà khách hàng phải trả
Có bao giờ bạn thắc mắc, tại sao khi vay vốn Ngân hàng bạn phải trả rất nhiều các loại phí nào không? Các biểu phí khi đi vay, bao gồm phí của riêng Ngân hàng quy định và phí của bên cơ quan thứ 3 bên ngoài. Bài viết này sẽ tổng hợp tất tần tật các loại phí vay thế chấp ngân hàng mà bạn có thể phải trả khi giao dịch ngân hàng.
Table of Contents
Vay Ngân hàng có tốn phí không?
Câu trả lời là có. Nhiều khách hàng sẽ thắc mắc, tại sao khi đi vay vốn Ngân hàng lại còn mất phí. Nhưng tùy vào gói vay, có những gói vay bạn sẽ không mất bất cứ phí nào, như: vay tín chấp, mở thẻ tín dụng. Còn đối với khoản vay thế chấp, chắc chắn bạn sẽ mất ít nhất 1 loại phí.
Phí ở đây bao gồm cả phí từ phía Ngân hàng thu, cũng có phí từ các cơ quan liên quan đến hồ sơ của bạn thu. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết, đâu là phí từ phía Ngân hàng và đâu là phí từ cơ quan thứ 3 nhé.
Các loại phí phát sinh tại Ngân hàng
Phí thẩm định Tài Sản
Đây là các loại phí vay thế chấp ngân hàng mà khách hàng phải trả ở các Ngân hàng Thương mại cổ phần, dù cho khoản vay của bạn ít hay nhiều. Một số Ngân hàng nhà nước, nếu khoản vay của bạn dưới 500 triệu đồng, sẽ không tốn phí này.

Vì sao khách hàng phải đóng phí thẩm định tài sản ?

Để việc định giá Giá trị tài sản được khách quan, đúng giá trị thật, nhằm giảm rủi ro cho Ngân hàng. Phía Ngân hàng sẽ thuê bên Công ty định giá thứ 3, để đưa ra mức giá dựa trên vị trí đất, hiện trạng, kết cấu tài sản,… đối với Bất động sản, ô tô cũ, phương tiện máy móc,…
Thông thường, mức phí này sẽ dao động từ 500 nghìn đến vài triệu đồng. Tùy vào hạn mức vay, giá trị tài sản và quy định của từng Ngân hàng.
Phí vay thế chấp gồm phí thông báo tin nhắn SMS
Phí nhắc nợ mỗi tháng tại các Ngân hàng đa số đều miễn phí. Thông thường, Ngân hàng sẽ gửi tin nhắn nhắc đến kỳ trả nợ trước 5 ngày để Khách hàng có thể chủ động thời gian hoàn thành khoản trả nợ.
Phí vay thế chấp gồm phí tư vấn tài chính
Đây cũng là loại phí thường được thu ở các Ngân hàng Thương mại cổ phần. Mức phí này sẽ tính trên số người vay. Bao gồm: người vay, vợ/chồng người vay, người bảo lãnh, vợ/chồng của người bảo lãnh.
Phí này sẽ dao động tầm 150.000 đồng/ 1 người vay. Tương tự như phí thẩm định tài sản, ở các Ngân hàng nhà nước, sẽ không có loại phí này.
Phí phát sinh từ phía người vay
Tức là các loại phí, do bên người vay đơn phương chấm dứt Hợp đồng trước hạn hoặc vi phạm các điều khoản trong Hợp đồng. Cụ thể như sau:
Phí vay thế chấp gồm phí phạt trả nợ trước hạn
Là một loại phí người đi vay phải trả khi chấm dứt Hợp đồng vay trước thời gian ký kết Hợp đồng. Phí này áp dụng khi người vay trả nợ 1 phần gốc hoặc trả toàn bộ khoản vay. Mức phí phạt cũng sẽ được quy định rõ ràng trong Hợp đồng vay, và được tư vấn cụ thể với khách hàng trước khi giao dịch vay.

Mức phí phạt sẽ dao động từ 1-5% trên số tiền trả trước hạn. Từng ngân hàng sẽ có quy định cụ thể khác nhau.
Bạn càng tất toán khoản vay sớm thi phí phạt sẽ càng nhiều. Đa số, đối với khoản vay từ năm thứ 5 trở đi, quy định phí phạt sẽ chỉ từ 1% hoặc miễn phí với các Ngân hàng nhà nước.
Phí vay thế chấp gồm phí phạt trả nợ chậm
Mỗi một Hợp đồng tín dụng đều có quy định cụ thể thời gian trả nợ mỗi tháng. Nếu bạn không thực hiện đúng cam kết đã ký trên Hợp đồng, tự động phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn, chậm trả nợ. Sẽ bị phạt 1 khoản phí phạt rất lớn. Có thể lên đến 150% mức lãi suất vay đã ký trên hợp đồng.
Ngoài ra, hậu quả để lại nếu bạn bị phát sinh loại phí này chính là lịch sử giao dịch tín dụng của bạn sẽ bị bôi đen. Sau này, muốn giao dịch vay lại sẽ rất khó khăn, thậm chí sẽ bị từ chối cho vay.
Phí từ bên thứ 3
Đây là khoản phí do các Cơ quan bên ngoài Ngân hàng thu. Cụ thể như sau:
Phí Công chứng Hợp đồng thế chấp

Đây là khoản phí Khách hàng phải trả cho Văn phòng Công chứng thế chấp tại địa phương. Công việc này nhằm đảm bảo cho yêu cầu thế chấp Tài sản của Khách hàng là hoàn toàn tự nguyện, không ép buộc. Khách hàng hiểu rõ về số tiền vay, Tài sản thế chấp sẽ bị xử lý như thế nào nếu không trả nợ vay. Như vậy, Văn phòng công chứng sẽ giữ vai trò làm nhân chứng cho sự tự nguyện vay của Khách hàng.
Phí này sẽ dao động tùy vào số tiền mà bạn vay. Có thể từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng.
Phí Đăng ký giao dịch bảo đảm
Sau khi công chứng tại Văn phòng Công chứng. Bất động sản của bạn sẽ được đem đến Ủy ban nhân dân huyện/thành phố tại địa phương để đánh biến động với nội dung “Tài sản của bạn đang được thế chấp tại Ngân hàng”.

Phí này sẽ được quy định cụ thể là: 80.000 vnđ/1 Tài sản đánh biến động.
Đối với TSBĐ là ô tô hoặc Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. Bạn sẽ phải đóng phí đánh thế chấp cho Cục đăng ký Quốc gia, phí này bán sẽ nộp trực tiếp cho Cán bộ Ngân hàng. Họ sẽ đăng ký qua website của Cổng thông tin thế chấp toàn quốc.
Các loại phí khác theo từng khoản vay
Ngoài ra, còn có 1 số loại phí khác tùy theo từng khoản vay, sẽ có từng quy định khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số loại phí phát sinh như sau:
- Phí Bảo hiểm cháy nổ đối với nhà chung cư
- Phí Bảo hiểm thân xe khi vay thế chấp ô tô, tàu thuyền đánh bắt hải sản
- Phí cấp Giấy lưu hành xe
- Phí Bảo hiểm khoản vay đối với các khoản vay tín chấp
- Phí Cấp Hạn mức thấu chi
Xem thêm một số bài:
- Cách tính lãi suất vay ngân hàng và những thông tin liên quan.
- Tổng quan về hình thức vay tiền ngân hàng phổ biến nhất hiện nay
Trên đây, là một số loại phí phổ biến khi đi vay thế chấp tại các Ngân hàng. Tùy vào quy định cụ thể vào từng thời điểm, từng gói vay, từng Ngân hàng sẽ phát sinh các loại phí khác nhau.