
Nợ quá hạn là gì? Cần làm gì để tránh bị nợ quá hạn khi vay
Nợ quá hạn là khoản nợ trễ hạn so với thời gian cam kết trả nợ đã ký trên Hợp đồng vay trước đó. Nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín người vay, gây khó khăn về quy trình vay vốn trong tương lai. Để tránh mắc phải sai lầm này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Table of Contents
Nợ quá hạn là gì?
Nợ quá hạn là khoản nợ mà người đi vay (cá nhân hoặc tổ chức) khi đến ngày trả nợ theo hợp đồng nhưng lại không trả gốc và lãi đúng thời hạn trên hợp đồng đã ký.
Thông thường, các tổ chức tín dụng sẽ linh động thời gian đóng trễ từ 1 đến 3 ngày. Tuy nhiên nếu vượt qua khoảng thời gian đó mà khách hàng vẫn chưa thanh toán thì sẽ phát sinh nợ quá hạn.

Tùy vào thời gian đóng trễ, nợ quá hạn sẽ được cập nhật trên CIC và phân chia vào các nhóm nợ xấu (lịch sử tín dụng), gây khó khăn khi khách hàng muốn vay ở nơi khác.
Phân loại 5 nhóm nợ trên hệ thống CIC
Trên hệ thống CIC – Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam, khách hàng đi vay sẽ được xếp vào 1 trong 5 nhóm nợ sau đây:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn.
- Các khoản nợ trong hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày (Khách hàng quá hạn từ 1 đến 10 ngày sẽ phải trả thêm lãi phạt quá hạn 150%)
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
Hậu quả khi người đi vay phát sinh nợ quá hạn
Không thể đi vay ở bất cứ tổ chức tài chính nào
Khi khách hàng vay rơi vào nhóm 3, 4, 5 sẽ bị xếp vào nhóm nợ xấu. Khách hàng khi đã thuộc nhóm nợ xấu (nợ khó đòi) sẽ rất khó để đi vay ở ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác. Trong thời gian lên đến từ 3 đến 5 năm kể từ thời điểm bạn trả nợ đầy đủ (gốc + lãi).

Với một số ngân hàng và tổ chức tín dụng có hệ thống kiểm soát rủi ro chặt chẽ, khách hàng đã rơi vào nhóm nợ xấu thì có thể không bao giờ được xét duyệt khoản vay với bất kì hình thức nào nữa.
Ảnh hưởng đến uy tín các thành viên trong nhân khẩu
Điều này còn ảnh hưởng với những cá nhân có cùng địa chỉ và chung sổ hộ khẩu với khách hàng thuộc nhóm nợ xấu. Vì vậy, khách hàng đi vay cần lưu ý điều này để tránh rủi tro rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay sau này.
Các bước xóa nợ xấu trên hệ thống CIC
Bước 1: Kiểm tra thông tin tình trạng nhóm nợ của bạn trên hệ thống CIC
Hệ thống CIC được quản lý bởi Trung tâm Tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nên có tính bảo mật rất cao. Bạn không thể tra cứu thông tin CIC trực tuyến nếu không phải là nhân viên ngân hàng/tổ chức tín dụng(Thế nên bạn có thể nhờ người quen làm ngân hàng.). Hoặc bạn chỉ có thể kiểm tra thông tin tín dụng của bản thân bằng cách đem CMND trực tiếp lại đia chỉ:
- Trung tâm thông tin tín dụng Quốc Gia
- Hội sở: số 10 Quang Số 10 Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam.
- Chi nhánh TP.HCM: Tầng 1, số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Bước 2: Làm việc với các ngân hàng bạn đã vay để tổng hợp và thanh toán toàn bộ các khoản nợ (gốc + lãi). Bạn cần lưu trữ lại chứng từ ghi rõ thời gian thanh toán.

Bước 3: Thực hiện kiểm tra thông tin tín dụng trên CIC một lần nữa sau 1 tháng kể từ ngày thanh toán.
Đối với nợ xấu nhóm 3,4,5, hệ thống CIC sẽ lưu giữ trong vòng 5 năm gần nhất tính tới thời điểm bạn tra thông tin.
Đối với nợ quá hạn nhóm 2 được lưu giữ trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm bạn tra thông tin.
Làm gì để tránh bị nợ quá hạn?
Xem xét khả năng tài chính của bản thân/gia đình
Trước khi đăng ký vay tiền ngân hàng, công ty tài chính. Bạn nên xem xét khả năng kinh tế của bản thân, số tiền vay, lãi suất vay để cân đối thời gian trả nợ. Tránh các trường hợp bị áp lực về kinh tế đối với các khoản nợ phải đóng mỗi tháng.
Nên đóng trước ngày đến hạn từ 3 đến 5 ngày tránh bị nợ quá hạn
Sau khi được giải ngân, cần lưu ý về thời gian trả nợ được quy định trong hợp đồng, nên đóng trước ngày đến hạn từ 3 đến 5 ngày để Ngân hàng có thể dễ dàng cập nhật lịch sử đóng tiền của bạn.
Cân nhắc mục đích sử dụng vốn hợp lý để tránh bị nợ quá hạn
Nên có kế hoạch sử dụng số tiền được giải ngân một cách hiệu quả, phát sinh lời để có thể chi trả cho khoản vay. Không nên vay số tiền lớn để tiêu xài, mua sắm, du lịch hoang phí.
Nếu có đủ điều kiện kinh tế, nên tất toán hồ sơ sớm để tiết kiệm được tiền lãi và tăng điểm tín dụng của bản thân. Tạo điều kiện thuận lợi đối với các khoản vay tiếp theo.