Press ESC to close

Mã Swift là gì? Thuật ngữ này còn xa lạ đối với người chưa từng đi du lịch nước ngoài, chuyển tiền ra nước ngoài hoặc nhận tiền từ nước ngoài gửi về. Chính vì thế, Newriverwv. sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ về Swift Code.

Mã Swift là gì? 

Mã SWIFT là dạng viết tắt của Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication (tức Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên Ngân hàng Toàn cầu). Hiệp hội này có nhiệm vụ kết nối và hỗ trợ các ngân hàng thành viên giao dịch chuyển hoặc nhận tiền quốc dễ dàng hơn với chi phí thấp và độ bảo mật cao.

Để trở thành thành viên của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên Ngân hàng Toàn cầu, các ngân hàng và tổ chức phải đáp ứng đủ các điều kiện theo yêu cầu của SWIFT. Do hiệp hội này quản lý luồng tiền của cả thế giới cho nên tính bảo mật của SWIFT cực kỳ cao, có thể đạt 100%.

Mã Swift là gì? Là mã định danh ngân hàng.
Mã Swift là gì? Là mã định danh ngân hàng.

Thế mã Swift là gì? Mã Swift (Swift Code hoặc BIC – Business Identifier Codes) là một mã định danh ngân hàng. Dòng mã này là dãy ký tự gồm chữ hoặc số tạo nên các mã riêng biệt.

Swift Code/ BIC dùng để nhận diện vị trí ngân hàng hoặc tổ chức tài chính thuộc các quốc gia trên thế giới. Mã Swift cần được cung cấp khi thực hiện giao dịch trong nước và quốc tế. Nhưng đa phần là dùng cho giao dịch quốc tế.

Swift Code là thứ không thể thiếu khi bạn chuyển tiền quốc tế hoặc nhận tiền gửi về từ nước ngoài. Thông qua mã này, bạn dễ dàng nhận biết được tiền chuyển về từ ngân hàng nào, quốc gia nào, chi nhánh ở đâu.

Định dạng mã Swift 

Swift Code là một đoạn mã gồm 8  – 11 ký tự, mỗi ký tự điều mang những ý nghĩa riêng biệt:

Mã Swift gồm có 8 - 11 ký tự.
Mã Swift gồm có 8 – 11 ký tự.

Trong đó:

  • AAAA (Mã thiết lập): Là ký tự viết tắt tên ngân hàng bằng tiếng Anh. Dãy này chỉ được dùng ký tự là chữ (từ A đến Z), không được dùng số.
  • BB (Mã quốc gia): Là ký tự viết tắt tên quốc gia của ngân hàng bằng tiếng Anh. Hai ký tự BB này được sử dụng theo chuẩn ISO 3166-1 Alpha-2. Đối với các ngân hàng tại Việt Nam, BB luôn là VN (Việt Nam).
  • CC (Mã vị trí/ thành phố): Là mã nhận diện địa phương. Mã CC này có thể sử dụng cả chữ lẫn số, thường là VX.
  • DDD (Mã chi nhánh): Là mã nhận diện ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng tham gia. Mã DDD cho phép sử dụng ký tự cả chữ và số.

Nói tóm lại, mã Swift (BIC) ở Việt Nam có dạng AAAAVNVXDDD. Ví dụ Swift Code của ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy – Hà nội có mã Swift là BIDVVNVX215. Trong đó:

  • AAAA: BIDV
  • BB: VN
  • CC: VX
  • DDD: 215

Dùng mã Swift để làm gì?

Như chúng tôi đã đề cập phía trên, Swift Code là thứ không thể thiếu khi chuyển hoặc nhân tiền từ quốc tế. Nó giúp bạn nhận biết tiền chuyển về từ đâu, ngân hàng gì, quốc gia nào, chi nhánh ở đâu.

Danh sách các ngân hàng tại Việt Nam
Danh sách các ngân hàng tại Việt Nam

Danh sách mã Swift của một số ngân hàng tại Việt Nam

Nếu bạn đang có ý định giao dịch quốc tế thì nên tham khảo danh sách Swift Code của một số ngân hàng nổi tiếng trong nước dưới đây:

Tên viết tắtTên Tiếng AnhMã Swift Code
AgribankVietnam Bank for Agriculture and Rural DevelopmentVBAAVNVX
ACBAsia Commercial BankASCBVNVX
ANZAustralia and New Zealand Banking GroupANZBVNVX
ABBankAn Binh Commercial Joint Stock BankABBKVNVX
Bảo Việt BankBaoviet BankBVBVVNVX
Bắc Á BankNorth Asia Commercial Joint Stock BankNASCVNVX
BIDVJoint Stock Commercial Bank for Investment and Development of VietnamBIDVVNVX
CitibankCitibank VietnamCITIVNVX
Đông Á BankEast Asia Commercial Joint Stock BankEACBVNVX
EximbankVietnam Export Import Commercial Joint Stock BankEBVIVNVX
HDBankHCM City Development Joint Stock BankHDBCVNVX
KienlongBankKien Long Commercial Joint Stock BankKLBKVNVX
LienVietPostBankLien Viet Post Joint Stock Commercial BankLVBKVNVX
MBBankMilitary Commercial Joint Stock BankMSCBVNVX
Maritime BankVietnam Maritime Commercial Joint Stock BankMCOBVNVX
NamABankNam A Commercial Joint Stock BankNAMAVNVX
OCBOrient Commercial Joint Stock BankORCOVNVX
OceanBankOcean Commercial One Member Limited Library BankOJBAVNVX
PVcomBankVietnam Public Joint Stock Commercial BankWBVNVNVX
PGBankPetrolimex Group Commercial Joint Stock BankPGBLVNVX
SaigonBankSaigon Bank for Industry and TradeSBITVNVX
SacombankSaigon Thuong Tin Commercial Joint Stock BankSGTTVNVX
SCBSaigon Commercial BankSACLVNVX
SHBSaigon- Ha Noi Commercial Joint Stock BankSHBAVNVX
SeaBankSouthEast Asia Commercial Joint Stock BankSEAVVNVX
TechcombankVietnam Technology and Commercial Joint Stock BankVTCBVNVX
TPBankTienphong Commercial Joint Stock BankTPBVVNVX
VIBVietnam International Commercial Joint Stock BankVNIBVNVX
VietcombankJoint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of VietnamBFTVVNVX
VietinbankVietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and TradeICBVVNVX
VPBankVietnam Prosperity Joint Stock Commercial BankVPBKVNVX
HSBCHSBC Private International BankHSBCVNVX
Bảng danh sách mã Swift của một số ngân hàng tại Việt Nam.

Mã Swift là gì bạn cũng đã rõ. Khi giao dịch chuyển/ nhận tiền từ nước ngoài, bạn nên tham khảo danh sách mã Swift để điền đúng thông tin nhé!

Nợ quá hạn là khoản nợ trễ hạn so với thời gian cam kết trả nợ đã ký trên Hợp đồng vay trước đó. Nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín người vay, gây khó khăn về quy trình vay vốn trong tương lai. Để tránh mắc phải sai lầm này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Nợ quá hạn là gì? 

Nợ quá hạn là khoản nợ mà người đi vay (cá nhân hoặc tổ chức) khi đến ngày trả nợ theo hợp đồng nhưng lại không trả gốc và lãi đúng thời hạn trên hợp đồng đã ký.

Thông thường, các tổ chức tín dụng sẽ linh động thời gian đóng trễ từ 1 đến 3 ngày. Tuy nhiên nếu vượt qua khoảng thời gian đó mà khách hàng vẫn chưa thanh toán thì sẽ phát sinh nợ quá hạn.

Nợ quá hạn được nhiều người quan tâm. Thông thường, các tổ chức tín dụng sẽ linh động thời gian đóng trễ từ 1 đến 3 ngày.
Nợ quá hạn được nhiều người quan tâm. Thông thường, các tổ chức tín dụng sẽ linh động thời gian đóng trễ từ 1 đến 3 ngày.

Tùy vào thời gian đóng trễ, nợ quá hạn sẽ được cập nhật trên CIC và phân chia vào các nhóm nợ xấu (lịch sử tín dụng), gây khó khăn khi khách hàng muốn vay ở nơi khác.

Phân loại 5 nhóm nợ trên hệ thống CIC

Trên hệ thống CIC – Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam, khách hàng đi vay sẽ được xếp vào 1 trong 5 nhóm nợ sau đây:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

  • Các khoản nợ có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn.
  • Các khoản nợ trong hạn;
  • Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày (Khách hàng quá hạn từ 1 đến 10 ngày sẽ phải trả thêm lãi phạt quá hạn 150%)

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

Trên hệ thống CIC – Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam, khách hàng đi vay sẽ được xếp vào 1 trong 5 nhóm nợ
Trên hệ thống CIC – Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam, khách hàng đi vay sẽ được xếp vào 1 trong 5 nhóm nợ
  • Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

  • Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
  • Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:

  • Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

  • Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

Hậu quả khi người đi vay phát sinh nợ quá hạn

Không thể đi vay ở bất cứ tổ chức tài chính nào

Khi khách hàng vay rơi vào nhóm 3, 4, 5 sẽ bị xếp vào nhóm nợ xấu. Khách hàng khi đã thuộc nhóm nợ xấu (nợ khó đòi) sẽ rất khó để đi vay ở ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác. Trong thời gian lên đến từ 3 đến 5 năm kể từ thời điểm bạn trả nợ đầy đủ (gốc + lãi).

Hệ thống CIC được quản lý bởi Trung tâm Tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nên có tính bảo mật rất cao
Hệ thống CIC được quản lý bởi Trung tâm Tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nên có tính bảo mật rất cao

Với một số ngân hàng và tổ chức tín dụng có hệ thống kiểm soát rủi ro chặt chẽ, khách hàng đã rơi vào nhóm nợ xấu thì có thể không bao giờ được xét duyệt khoản vay với bất kì hình thức nào nữa. 

Ảnh hưởng đến uy tín các thành viên trong nhân khẩu

Điều này còn ảnh hưởng với những cá nhân có cùng địa chỉ và chung sổ hộ khẩu với khách hàng thuộc nhóm nợ xấu. Vì vậy, khách hàng đi vay cần lưu ý điều này để tránh rủi tro rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay sau này.

Các bước xóa nợ xấu trên hệ thống CIC

Bước 1: Kiểm tra thông tin tình trạng nhóm nợ của bạn trên hệ thống CIC

Hệ thống CIC được quản lý bởi Trung tâm Tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nên có tính bảo mật rất cao. Bạn không thể tra cứu thông tin CIC trực tuyến nếu không phải là nhân viên ngân hàng/tổ chức tín dụng(Thế nên bạn có thể nhờ người quen làm ngân hàng.). Hoặc bạn chỉ có thể kiểm tra thông tin tín dụng của bản thân bằng cách đem CMND trực tiếp lại đia chỉ:

  • Trung tâm thông tin tín dụng Quốc Gia
  • Hội sở: số 10 Quang Số 10 Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam.
  • Chi nhánh TP.HCM: Tầng 1, số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Bước 2: Làm việc với các ngân hàng bạn đã vay để tổng hợp và thanh toán toàn bộ các khoản nợ (gốc + lãi). Bạn cần lưu trữ lại chứng từ ghi rõ thời gian thanh toán.

Trước khi đăng ký vay tiền ngân hàng, công ty tài chính. Bạn nên xem xét khả năng kinh tế của bản thân
Trước khi đăng ký vay tiền ngân hàng, công ty tài chính. Bạn nên xem xét khả năng kinh tế của bản thân

Bước 3: Thực hiện kiểm tra thông tin tín dụng trên CIC một lần nữa sau 1 tháng kể từ ngày thanh toán.

Đối với nợ xấu nhóm 3,4,5, hệ thống CIC sẽ lưu giữ trong vòng 5 năm gần nhất tính tới thời điểm bạn tra thông tin.

Đối với nợ quá hạn nhóm 2 được lưu giữ trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm bạn tra thông tin.

Làm gì để tránh bị nợ quá hạn?

Xem xét khả năng tài chính của bản thân/gia đình

Trước khi đăng ký vay tiền ngân hàng, công ty tài chính. Bạn nên xem xét khả năng kinh tế của bản thân, số tiền vay, lãi suất vay để cân đối thời gian trả nợ. Tránh các trường hợp bị áp lực về kinh tế đối với các khoản nợ phải đóng mỗi tháng.

Nên đóng trước ngày đến hạn từ 3 đến 5 ngày tránh bị nợ quá hạn

Sau khi được giải ngân, cần lưu ý về thời gian trả nợ được quy định trong hợp đồng, nên đóng trước ngày đến hạn từ 3 đến 5 ngày để Ngân hàng có thể dễ dàng cập nhật lịch sử đóng tiền của bạn.

Cân nhắc mục đích sử dụng vốn hợp lý để tránh bị nợ quá hạn

Nên có kế hoạch sử dụng số tiền được giải ngân một cách hiệu quả, phát sinh lời để có thể chi trả cho khoản vay. Không nên vay số tiền lớn để tiêu xài, mua sắm, du lịch hoang phí.

Nếu có đủ điều kiện kinh tế, nên tất toán hồ sơ sớm để tiết kiệm được tiền lãi và tăng điểm tín dụng của bản thân. Tạo điều kiện thuận lợi đối với các khoản vay tiếp theo.

Thế chấp là gì?Liệu giữa thế chấp và cầm có thực sự khác nhau không? Ngay sau đây, Newriverwv sẽ giúp bạn đưa ra những giao tiếp phù hợp nhất.

Thế chấp là gì?

Thế chấp, hay còn gọi là thế chấp tài sản. Đây là một trong những biện pháp hỗ trợ giải quyết nhu cầu tài chính được nhiều người dùng áp dụng. Vậy thế chấp là gì?

Biện pháp giải quyết tài chính này được bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nêu trong bộ luật dân sự 2015, Điều 292. Trong đó, nhiều biện pháp cụ thể là cầm cố, đặt cọc, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, ký cược,tín chấp, cầm giữ tài sản,  ký quỹ và thế chấp.

Cụ thể, thế chấp được định nghĩa theo Bộ luật Dân sự, khoản 1 Điều 317 như sau: Thế chấp tài sản là bên thế chấp dùng tài sản của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và không gian tài sản cho bên nhận thế chấp.

Thế chấp tài sản nhà cửa, bất động sản giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân
Thế chấp tài sản nhà cửa, bất động sản giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân

Từ đây, chúng ta có thể thấy được thế chấp là biện pháp đảm bảo mà bên thế chấp dùng tài sản của mình bảo đảm nghĩa vụ thực hiện nghĩa cụ của mình nhưng không giao tài sản cho bên nhận thế chấp.

Tài sản sử dụng thế chấp sẽ do bên thế chấp giữ và 2 bên cũng đưa ra thỏa thuận để người thứ 3 giữ, không can thiệp. Ngoài ra, để chấm dứt hoạt động thế chấp cần đảm bảo những tiêu chí sau.

  • Bên thế chấp đã hoàn thành nghĩa vụ đã đảm bảo với bên nhận thế chấp từ trước.
  • Hai bên chủ động thỏa thuận hoặc thay thế việc thế chấp bằng hình thức khác.
  • Đã xử lý tài sản thế chấp.
  • Cả bên thế chấp và nhận thế chấp đưa ra thỏa thuận chấm dứt thế chấp.

Hiện nay, hình thức thế chấp tài sản của mình và bất động sản thường phổ biến hơn cả. Chi tiết tài sản có thể là xe ô tô, sổ tiết kiệm, quyền sở hữu nhà, đất,…

So sánh thế chấp và cầm cố

Sau khi đã hiểu được thông tin thế chấp là gì, bạn đọc muốn so sánh giữa thế chấp và cầm cố có gì khác nhau. Đây là hai khái niệm rất dễ nhầm lẫn với nhau. Dưới đây là các tiêu chí dùng để phân biệt thế chấp và cầm cố:

Sự giống nhau

Đây đề là những biện pháp đảm bảo và mang tới hướng giải quyết tài chính thế chấp hay cầm cố.

  • Ngay sau thời điểm ký kết, hoạt động thế chấp lập tức có hiệu lực. Ngoài trường hợp có luật hoặc quy định khác.
  • Có 4 trường hợp chấm dứt: dứt trong 04 trường hợp:; bị hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp khác; tài sản đã được xử lý; Nghĩa vụ chấm dứt theo thỏa thuận của các bên…
Thế chấp và cầm cố có những đặc điểm và chính sách khác nhau
Thế chấp và cầm cố có những đặc điểm và chính sách khác nhau

Sự khác nhau

Bên cạnh những điểm giống nhau thì sự khác biệt của cầm cố và thế chấp là gì? Chắc chắn khi so sánh chi tiết, bạn sẽ tìm thấy điểm riêng giữa 2 hình thức này. Dưới đây là thông tin chi tiết dựa trên một số tiêu chí so sánh nhất định.

Cầm cốThế chấp
Căn cứTiểu mục 2 Bộ luật Dân sự 2015Tiểu mục 3 Bộ luật Dân sự 2015.
Định nghĩaCầm cố tài sản là việc giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để thực hiện nghĩa vụ.Thế chấp là việc một bên dùng tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ nhưng không giao tài sản cho bên kia.
Giao tài sảnKhông
Các bênBên cầm cố, Bên nhận cầm cốBên thế chấp, Nhận thế chấp, Người giữ tài sản.
Trả lại tài sảnTrả lại giấy tờ liên quan, hoa lợi, tài sản. Cũng ngoại trừ trường hợp mà 2 bên đưa ra thỏa thuận khácTrả lại giấy tờ nếu có thỏa thuận với nêm nhận thế chấp.
Công chứng, chứng thựcCó thể không cần công chứng, chứng thựcTrường hợp thế chấp động sản hoặc bất động sản. Bên thế chấp cần công chứng, chứng thực hồ sơ khi đăng ký.
Hưởng hoa lợi, lợi tứcĐượcKhông
Bảo quản tài sảnCó trách nhiệmKhông có trách nhiệm. Chỉ chịu rủi ro về giấy tờ.
Bảng so sánh thế chấp và cầm cố.

Trên đây là những thông tin lý giải thế chấp là gì. Khi có nhu cầu thế chấp tài sản, mỗi khách hàng nên tìm hiểu kỹ thông tin, chi tiết dịch vụ nhằm đảm bảo uy tín.

Sổ tiết kiệm là gì? Có nên mở số tiết kiệm ngân hàng hay không? những lưu ý về điều kiện và thủ tục mở sổ tiết kiệm? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Sổ tiết kiệm là gì?

Sổ tiết kiệm là bằng chứng, minh chứng rõ ràng số tiền mà bạn đã gửi ở ngân hàng, thông tin về mức lãi suất áp dụng cũng như số tiền lãi được hưởng.

Hiện nay, sổ tiết kiệm hay chính là nhu cầu tiết kiệm phổ biến ở nhiều đối tượng khách hàng khác nhau từ người lớn để sinh viên trẻ, người mới đi làm,…

Sổ tiết kiệm là bằng chứng cho khoản tiền tiết kiệm của bạn ở ngân hàng
Sổ tiết kiệm là bằng chứng cho khoản tiền tiết kiệm của bạn ở ngân hàng

Lợi ích khi mở số tiết kiệm là gì?

Nói đến những lợi ích của việc mở sổ tiết kiệm, chúng ta không thể bỏ qua 3 yếu tố chính là sinh lời, tính an toàn cao và linh hoạt sử dụng vốn.

  • Sinh lời: Mặc dù phần trăm không giống nhau tùy theo mỗi ngân hàng, số tiền gửi, định kỳ thời gian nhưng việc mở sổ tiết kiệm đều được trả lãi. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm mà còn có thêm nguồn lợi phát sinh.
  • Tính an toàn: Tiền để trong ngân hàng gần như an toàn tuyệt đối nhớ sự giám sát chặt chẽ của không chỉ ngân hàng mà còn Bộ Tài chính.
  • Linh hoạt trong sử dụng nguồn vốn: Tùy theo mức định kỳ thời gian gửi tiết kiệm tùy chọn, khách hàng có thể rút tiền, sử dụng cho mục đích của mình một cách linh hoạt và chủ động.

Các loại sổ tiết kiệm ngân hàng hiện nay

Tùy theo từng tiêu chí sẽ có nhiều loại sổ tiết kiệm khác nhau
Tùy theo từng tiêu chí sẽ có nhiều loại sổ tiết kiệm khác nhau

Cùng với thắc mắc sổ tiết kiệm là gì thì những loại sổ tiết kiệm hiện nay cũng là điều mà khách hàng vô cùng quan tâm. Ngay sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và những loại số tiết kiệm dựa theo những tiêu chí: hình thức gửi tiền và kỳ hạn.

Phân loại theo hình thức gửi tiền

Phân loại sổ tiết kiệm theo hình thức gửi tiền, chúng ta có 2 loại: sổ tiết kiệm online và sổ tiết kiệm truyền thống. Xét về bản chất, chúng đều là số tiết kiệm nhưng hình thức gửi tiền sẽ có sự khác nhau.

  • Sổ tiết kiệm truyền thống: Cần mở sổ trực tiếp tại ngân hàng, khách hàng mang theo CMND ra quầy giao dịch trong giờ hành chính.
  • Sổ tiết kiệm online: Khách hàng có thể dễ dàng mở sổ tiết kiệm thông qua Internet Banking hoặc Mobile Banking mà không cần ra ngân hàng. Về sau, việc tất toán số cũng được thực hiện ngay tại nhà bất cứ lúc nào khách hàng cần.

Phân loại theo mức kỳ hạn

Xét theo yếu tố này, chúng ta cũng có thể chia thành 2 loại sổ tiết kiệm là tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn.

  • Tiết kiệm có kỳ hạn: Khách hàng cần lựa chọn mức thời gian kỳ hạn mong muốn dựa trên những kỳ hạn mà ngân hàng công bố. Bạn có thể rút trước hạn nhưng không được hưởng lãi như đã ký kết ban đầu.
  • Tiết kiệm không kỳ hạn: Với loại thứ hai này, khách hàng không cần chọn mức thời gian kỳ hạn, rút tiền bất cứ lúc nào nhưng mức lãi cực kỳ thấp.

Điều kiện làm sổ tiết kiệm

Bạn có muốn biết những điều kiện để mở được số tiết kiệm là gì không? Sau đây một số điều kiện cơ bản cần đáp ứng:

  • Quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài có CCCD/CMND còn hiệu lực.
  • Người từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • Trường hợp trẻ từ 15 – chưa đủ 18 tuổi, ngoài CMND/CCCD còn cần giấy tờ chứng minh số tiền trong thẻ tài khoản đó là tài sản riêng.
  • Số tiền tối thiểu mở thẻ theo quy định của từng ngân hàng.

Hướng dẫn cách mở sổ tiết kiệm

Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về 2 cách thức mở sổ tiết kiệm.

Cách mở sổ tiết kiệm nhanh chóng và đơn giản nhất
Cách mở sổ tiết kiệm nhanh chóng và đơn giản nhất

Thủ tục mở sổ tiết kiệm tại quầy

  • Bước 1: Mang hồ sơ gồm CMND/CCCD tới ngân hàng. Nếu đã để sẵn tiền trong tài khoản, bạn có thể yêu cầu ngân hàng trích tiền để mở số tiết kiệm.
  • Bước 2: Điền thông tin vào mẫu yêu cầu mở cửa sổ tiết kiệm.
  • Bước 3: Phía ngân hàng sẽ bắt đầu kiểm tra thông tin, xác nhận lãi cùng như kỳ hạn gửi 1 lần nữa.
  • Bước 4: Nhận sổ tiết kiệm từ ngân hàng.

Thủ tục mở sổ tiết kiệm online

  • Bước 1: Bạn cần đăng ký mở tài khoản thanh toán và dịch vụ ngân hàng trực tuyến của ngân hàng.
  • Bước 2: Đăng nhập trên ứng dụng mobile banking hoặc Internet Banking.
  • Bước 3: Vào mục “Sổ tiết kiệm” -> Mở sổ tiết kiệm
  • Bước 4: Điền đầy đủ thông tin quan trọng cần thiết.

Hy vọng những thông tin hôm nay đã giải đáp được thắc mắc sổ tiết kiệm là gì. Hiện nay, mở sổ tiết kiệm được xem là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống của từng khách hàng.